Lại chuyện bồn cầu bị nghẹt giấy, xử lý thế nào cho hiệu quả? (ECO-SEPT)
Nếu bạn đã cố xả thật nhiều nước những giấy vệ sinh trong bồn cầu vẫn không trôi thì có lẽ bạn đã gặp rắc rối. Đừng lo, cách thông bồn cầu bị nghẹt giấy này sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng chỉ chưa đầy 5 phút!
Giấy vệ sinh là thứ không thể thiếu trong nhà vệ sinh (toilet). Tuy vậy, đôi khi đây lại là thứ khiến người ta lâm vào tình cảnh khó xử, bởi không phải cứ hễ vứt khăn giấy vào bồn cầu rồi xả nước là “êm chuyện”. Những mảnh giấy sẽ cuộn tròn, lơ lửng hoặc “lòi ra thụt vào” trong bồn cầu mà không hề trôi theo nước. Thực tế cho thấy, tình trạng bồn cầu bị nghẹt giấy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đáng nói, khi gặp tình huống này có thể bồn cầu nhà bạn đang gặp rắc rối, nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề về sau.
Vì sao bồn cầu bị nghẹt giấy?
Nói là vậy, nhưng ít ai biết rõ nguyên nhân vì sao giấy vệ sinh lại bị nghẹt trong bồn cầu. Nhiều người thường có xu hướng ngầm định rằng “do xả ít nước nên giấy chưa kịp tan”, cũng đúng, nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Sau khi tìm hiểu, cho thấy bồn cầu bị nghẹt giấy chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính gồm:
a. Sử dụng loại giấy có kết cấu quá “bền”
Hầu hết các loại giấy vệ sinh có thương hiệu khác nhau thì chất lượng cũng khác nhau. Đây được coi là yếu tố quan trọng để xem liệu bạn có nên vứt giấy vào bồn cầu sau khi sử dụng hay không. Chẳng hạn, các loại giấy sợi ngắn sẽ mềm mịn hơn, dễ phân hủy hơn. Trong khi đó, một số loại giấy sợi dài sẽ dai, khó đứt và chậm phân hủy. Đó là chưa kể đến nhiều loại khác nữa, nào là nhiều nilon hay không, bao nhiêu phần trăm pha,… Chính vì điều này mà nhiều chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng khăn giấy vệ sinh ở mức vừa phải, bởi nếu cứ vô tư xả giấy vào bồn, rồi có ngày chính bạn là người đi hút bể phốt! Còn nữa, nhiều người còn có thói quen “quái đảng” không thích dùng giấy vệ sinh và cứ phải dùng giấy ăn, kì cục hơn nữa là giấy viết. Ai cũng như thế thì bồn cầu không nghẹt mới lạ à.
b. Bồn cầu bị đầy
Điều này thường gặp ở những nhà vệ sinh đã sử dụng lâu ngày. Theo thời gian, chất thải bên dưới bể phốt bị đầy do vi khuẩn suy giảm, hoặc có thể đường ống dẫn chất thải từ bồn cầu xuống bể phốt bị tắc nghẽn ở một vị trí nào đó khiến giấy bị nghẹt lại.
Cách xử lý bồn cầu bị nghẹt giấy tại nhà hiệu quả
Để khắc phục sự cố này, bạn có thể xử lý đơn giản bằng cách sau: Khi thấy giấy trong bồn cầu không thoát, hãy tiếp tục xả nước thêm lần nữa, nhưng lần này hãy cố gắng ấn nút (hoặc tay gạt) lâu hơn một chút để nước tạo thành dòng chảy mạnh hơn.Nếu sau khi xả nước lần 2 vẫn không hiệu quả, đó là dấu hiệu cho thấy sự tắc nghẽn. Đừng cố gắng xả nước vì có thể khiến chất thải trong bồn cầu bị tràn ra sàn nhà vệ sinh. Thay vào đó, bạn hãy đổ một ít nước rửa bát vào bồn cầu, sau đó đổ thêm nước sôi rồi xả nước. Nếu vẫn chưa được thì bạn cần sử dụng bột thông cầu vào bồn cầu và đậy nắp trong 5 phút, sau đó xả nước để thông bồn cầu.
Tuy cách xử lý này hiệu quả, nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tốt hơn bạn nên sử dụng cẩn thận để tránh gây ra sự cố bất ngờ: – Dùng men vi sinh ECO-SEPT định kỳ mỗi 2 tháng/lần. Việc bổ sung thêm các tế bào vi khuẩn sẽ giúp thúc đẩy quá trình phân hủy chất thải dưới bể phốt, giảm mùi hôi bể phốt bốc lên, ngăn bị đầy và chảy tràn sân sau.
– Sử dụng giấy vệ sinh tan nhanh trong nước, việc sử dụng loại giấy có kết cấu quá bền sẽ khiến việc trôi xuống chậm hơn, dù thực tế chúng vẫn tan trong nước. Bạn có thể kiểm tra bằng cách cho mẩu giấy vệ sinh thường dùng vào một chiếc cốc đầy nước, dùng đũa khuấy khoảng 3-5 phút nếu thấy giấy tan nhanh thì loại đó lý tưởng để dùng. – Không đổ thức ăn thừa, tóc và các loại rác thải vào bồn cầu để hạn chế hình thành các mảng bám gây tắc nghẹt bồn cầu.
Chỉ với những việc làm đơn giản như thế này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chiếc bồn cầu gia đình sẽ hoạt động trơn tru trong thời gian dài mà không phải lo gặp phải sự cố (trừ khi bạn cố tình vứt vật thể cứng vào).
——————————————0949.906.079————————————–